Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, người ta đã ví Vật liệu, Năng lượng và Thông tin là ba trụ cột của nền văn minh hiện đại.

Tới những năm 1980, các nhà khoa học đầu ngành lại cho rằng Vật liệu mới, Công nghệ thông tin và Công nghệ sinh học là những tín hiệu quan trọng của cuộc cách mạng công nghệ mới.

Cuộc cách mạng công nghệ

Điều này xuất phát từ việc Vật liệu luôn gắn liền với xây dựng nền kinh tế quốc dân, đi đôi với đời sống hàng ngày cũng như việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Trên thực tế, lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, thực chất là lịch sử về sự tối ưu vật liệu sử dụng và cách chế tạo ra chúng. Liên tục phát triển và nghiên cứu về vật liệu sẽ thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội.

Vật liệu Nano

VẬT LIỆU TUY NHỎ NHƯNG LẠI CÓ VAI TRÒ LỚN.

kythuatvatlieu.com

Trong bài viết này, Chuyên trang Kỹ thuật vật liệu sẽ cùng các bạn Review về ngành Kỹ thuật Vật liệu nhé.

Xem nhanh bài viết

  1. Kỹ thuật vật liệu là gì
  2. Ngành Kỹ thuật vật liệu ra làm gì
  3. Kỹ thuật vật liệu học gì
  4. Người nào phù hợp với ngành Kỹ thuật vật liệu
  5. Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật vật liệu

1. Kỹ thuật vật liệu là gì

Vật liệu là thành phần không thể thiếu được trong các các thiết bị, chi tiết máy, cũng như kết cấu linh kiện khác nhau trong mọi lĩnh vực. Có thể nói mọi thứ đều được cấu thành từ vật liệu, từ kích thước với lòng bàn tay như điện thoại thông minh cho tới vật thể lớn hơn như ô tô, máy bay.

Kỹ thuật vật liệu là khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, công nghệ gia công chế tạo và tính năng của vật liệu. Đặc biệt  đi sâu nghiên cứu mối liên hệ giữa 4 yếu tố (thành phần, chế tạo, tính chất và ứng dụng) chứ không tập trung vào một yếu tố bất kì nào đó.

to-chuc-tinh-nang-tinh-chat-vat-lieu-material-properties-features-structure

Khoa học và kỹ thuật vật liệu liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển, thiết kế và tổng hợp các vật liệu mới. Vật liệu có thể được phân loại thành vật liệu Kim loại (như Đồng), vật liệu Vô cơ (như Aluminum Oxide), vật liệu Polyme (như Nhựa Epoxy), và vật liệu Bán dẫn (như Silicon) tùy theo từng tính chất và đặc tính của chúng. Thông qua quá trình xử lý, chúng có thể trở thành các vật liệu có mật độ cao hoặc thậm chí là vật liệu xốp, ví dụ như vật liệu thin film hay vật liệu composite. Về kích thước của vật liệu, nó có thể là những vật thể có kích thước bé cỡ Angstrom, Nanomet, Micromet cho tới kích thước có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Ngành kỹ thuật vật liệu là khoa học dựa trên vật lý học, hóa học và toán học, nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần, phương pháp gia công tác động đến cấu trúc và tính năng của vật liệu. Từ đó chúng ta thông qua các phương pháp tính toán để hiểu hành vi, cơ chế và áp dụng trong việc thiết kế, sử dụng vật liệu. Do đó, Ngành kỹ thuật vật liệu là sự kết hợp liên ngành của nhiều kiến ​​thức và kỹ năng trong các lĩnh vực.

2. Ngành kỹ thuật vật liệu ra làm gì

Theo đánh giá từ các chuyên gia lĩnh vực tuyển dụng, khoa học và kỹ thuật vật liệu là ngành học cơ bản, có tính ứng dụng rộng rãi, tỷ lệ việc làm so với các chuyên ngành kỹ thuật khác thuộc loại ổn định, có những bước thăng tiến lớn trong những năm qua.

Hiện nay, chúng ta đã bước vào thế kỷ mới cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật vật liệu đang đứng trước những đột phá về công nghệ, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp lớn từ lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực y tế cho tới lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đồng thời, thị trường công nghệ vật liệu mới mà đại diện là vật liệu composite, vật liệu polyme, vật liệu nano, vật liệu quang điện tử, vật liệu y sinh và vật liệu năng lượng mới cũng rất sôi động. Nhiều công ty sản xuất hóa chất, cơ khí, hóa dầu và sản xuất thép ngày càng cần nhiều nhân sự về vật liệu cũng như các ngành liên quan.

Nhà máy gang thép

Sau khi tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật vật liệu, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực vật liệu như chế tạo và tổng hợp vật liệu polyme, vật liệu composite, vật liệu xây dựng mới, vật liệu phun phủ, gốm sứ, xi măng, thiết bị gia dụng, điện- điện tử, nhà máy sản xuất sữa chữa ô tô, máy bay, v.v.

Nhà máy sản xuất ô tô

Vị trí làm việc cũng khá đa dạng, từ việc làm ở bộ phận Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tới Quản lý sản xuất, Quản lý chất lượng, hay thậm chí là Sale kỹ thuật. Ngoài ra, một số sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các cơ quan nhà nước khác.

Nếu như chưa vội tìm kiếm việc làm, sinh viên tốt nghiệp Kỹ thuật vật liệu ra trường còn có thêm lựa chọn chính nữa là tiếp tục học cao học. Có thể nói, tỷ lệ tham gia cao học cao là một trong những đặc điểm chính của chuyên ngành này.

Phòng thí nghiệm công nghệ vật liệu

Kiến thức mà sinh viên học được ở bậc đại học khá toàn diện và cơ bản nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc học sau này. Còn nếu muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn về một lĩnh vực nào đó, kỹ sư kỹ thuật vật liệu cần phải nghiên cứu và tham gia các bậc học tiếp theo. Về sau này, tất nhiên, sinh viên với trình độ học vấn cao hơn luôn có những cơ hội việc làm đi kèm mức thu nhập tăng vượt bậc.

Có thể nói, Ngành kỹ thuật vật liệu ra làm gì hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực và chính sự lựa chọn từ các bạn.

3. Kỹ thuật vật liệu học gì

Chuyên ngành kỹ thuật vật liệu yêu cầu sinh viên học tập những lý thuyết căn bản, xác định được cách chế tạo vật liệu, cấu tạo và hình thành vật liệu, quy luật cơ bản giữa kết cấu tổ chức và tính năng. Được thực hành chế tạo vật liệu kim loại, vật liệu thông minh, công nghệ luyện kim, vật liệu vô cơ, vật liệu composite, phân tích tính năng và kĩ năng kiểm tra giám sát. Phân tích được các bước thiết kế và chế tạo vật liệu, nâng cao tính năng và chất lượng của vật liệu, phát triển và nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới.

Phòng thí nghiệm Khoa học và kỹ thuật vật liệu

Để đáp ứng được yêu cầu đó, các môn học chủ yếu của chuyên ngành này như Vật liệu và công nghệ kim loại; Tính chất vật lý của vật liệu, Sức bền vật liệu, Nguyên lí tạo hình của vật liệu, Phương pháp nghiên cứu vật liệu, Cấu trúc vật liệu, Vật liệu gang thép, Kỹ thuật gia công đặc biệt, Vô cơ phi kim, Vật liệu bán dẫn, Vật liệu sinh học.

Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia thực hành thí nghiệm chuyên ngành, thực tập, thực hành tổng hợp khoa học công nghệ vật liệu, đồ án tốt nghiệp v.v.

4. Người nào phù hợp với ngành Kỹ thuật vật liệu

Có năng lực thực hành tốt

Sinh viên chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu phải trang bị kỹ năng thực hành tốt. Khoa học vật liệu là một ngành học xây dựng dựa trên kết quả của hàng loạt thí nghiệm, các môn học thực hành là học phần không thể thiếu trong suốt thời gian học. Nếu liên quan đến việc sử dụng hóa chất khi thực hành, sinh viên đặc biệt chú ý tới an toàn của cá nhân và những người xung quanh.

Thí nghiệm hóa học

Giỏi tư duy, phân tích lý thuyết

Mặc dù chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu coi trọng thực hành, nhưng ở bậc đại học thường thiên về hướng lý thuyết, chẳng hạn tìm hiểu về vật liệu học và tính chất hóa lý của vật liệu. Khi tìm hiểu các môn học này, sinh viên không thể dùng phương pháp học thuộc mà cần phải xâu chuỗi mối liên hệ giữa các mảng kiến thức để hiểu rõ chúng. Các môn học chuyên ngành tuy đa dạng nhưng đều có những điểm chung nhất định, chính vì vậy, khi học càng nhiều thì việc học của bạn càng dễ.

Mô phỏng vật liệu

Kiên trì bền bỉ

Học chuyên ngành này cần có sự kết hợp của bền bỉ và kiên trì, điều này xuất phát trực tiếp từ việc thực hành của chuyên ngành này, vì không phải thí nghiệm nào cũng thành công. Thậm chí có thể nói trong quá trình nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ mới, hầu hết các thí nghiệm đều được đúc kết từ thất bại. Sinh viên phải có tính kiên nhẫn và kiên trì, không sợ thất bại trước khó khăn và trở nên can đảm hơn sau mỗi lần thất vọng, có như vậy mới gặt hái được thành quả tốt.

thi-nghiem-vat-lieu-bang-kinh-hien-vi

5.   Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật vật liệu

Chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu đang bùng nổ, kéo theo việc các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật đã lần lượt mở ra chuyên ngành đào tạo này.

Các chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu của một số trường đại học nổi tiếng trong nước trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM); trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học Xây dựng, v.v.

Ngành kỹ thuật vật liệu

Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn học chuyên ngành này tại các trường nước ngoài với các phòng Lab và cơ sở trang thiết bị hiện đại hơn.

https://kythuatvatlieu.com/2021/08/03/dai-hoc-hang-dau-the-gioi-ve-khoa-hoc-vat-lieu/

Qua bài viết có thể giải đáp được thắc mắc từ một số bạn về Kỹ thuật vật liệu là ngành gì, và nếu bây giờ bạn vẫn còn lăn tăn về việc Có nên học kỹ thuật vật liệu thì có thể xem tiếp bài viết ở chuyên mục trước.

https://kythuatvatlieu.com/2021/12/15/co-nen-hoc-ky-thuat-vat-lieu/

Ai rồi cũng phải nghiện shopee 💻🛒🎁 thôi. Mời Quý vị vào Shop nhận ngay ƯU ĐÃI CỰC SỐC.

MUA NGAY