Bài viết tập trung chia sẻ công thức tính mật độ nguyên tử của mạng lục giác xếp chặt.
Mật độ nguyên tử dùng để đánh giá mức độ xếp chặt các chất điểm trong mạng tinh thể.
Do vậy nó quyết định cơ chế biến dạng dẻo và khả năng hòa tan xen kẽ của các nguyên tử khác vào mạng tinh thể đó.
Mạng lục giác xếp chặt
Hay còn gọi là mạng sáu phương xếp chặt (A3, L12): Các nguyên tử nằm ở các đỉnh, ở giữa hai mặt đáy hình lăng trụ lục giác và ở tâm ba khối lăng trụ tam giác khác nhau. Số sắp xếp K: số các nguyên tử gần nhất quanh một nguyên tử K = 12. Trong tinh thể học, cấu trúc lục giác xếp chặt được ký hiệu là hcp (hexagonal close packed).
Những kim loại có kiểu mạng A3 : Urani (U), Platin (Pt), Osmi (Os) …
Mạng sáu phương xếp chặt và mặt xếp sít của nguyên tử được trình bày như hình dưới.
Thông số mạng: a, c
Cách sắp xếp của nguyên tử: các nguyên tử được xếp xít nhau theo mặt đáy của khối.
Bán kính nguyên tử: r nt
Mật độ mặt:
Dùng để đánh giá mức độ liên kết của nguyên tử trong mặt đang xét, mật độ mặt càng lớn thì mặt càng bền vững.
Trong đó:
nS: Số nguyên tử thuộc mặt
S1nt: Diện tích tiết diện (mặt cắt) của nguyên tử thuộc mặt
Smat: Diện tích của mặt tính mật độ mặt
Thay vào biểu thức trên ta có:
Mật độ khối:
Tính toán mật độ khối nhằm mục đích phân tích mức độ điền đầy vật chất của kiểu mạng, do đó có thể cho biết sơ bộ đánh giá khối lượng riêng của vật liệu có kiểu mạng đó.
Trong đó:
V1nt: Thể tích của một nguyên tử
Số nguyên tử trong một ô cơ bản
Vocoban: Thể tích của một ô cơ bản
Thay vào biểu thức trên ta có:
Như vậy, cấu trúc lục giác xếp chặt có hệ số xếp chặt là 73%.
Mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật vật liệu mời các bạn vui lòng bình luận bên dưới hoặc liên hệ chuyên trang kythuatvatlieu.com. Chúng tôi sẽ cùng đồng hành cùng các bạn!
Liên hệ: Hotline (zalo): 0961628296, Email: [email protected], Facebook Fanpage: Kỹ thuật vật liệu